Trending
Loading...
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Giúp trẻ bỏ tật cắn móng tay



Cắn móng tay là một việc rất khó kiềm chế, thường xuất hiện ở những trẻ có độ tuổi từ 8 – 11. Nguyên nhân do trẻ đang bị căng thẳng về một vấn đề nào đó, nhưng tự thân không thể vượt qua được. Nếu thói quen này xuất hiện khi trẻ từ 3 – 4 tuổi, thì dần dần nó sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Nhiều trường hợp, trẻ tự thú với cha mẹ về tâm trạng lo lắng, bất an của nó cùng đôi bàn tay có phần ngón đã bị gặm mòn trông rất tội nghiệp.

 :

Ngoài ra, đây còn là lý do cho thấy có sự bất ổn ở lứa tuổi thiếu niên và sự tự ti khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Các bác sĩ phụ trách về khoa nhi có nhận định: “Những người cắn móng tay thường là những người muốn thực hiện mọi thứ một cách hoàn hảo, muốn làm hài lòng mọi người xung quanh.

Thói quen vô thức này là hậu quả của sự căng thẳng quá độ, và nó không chỉ xuất hiện ở trẻ em. Trẻ cắn móng tay thường có thể là anh lớn, chị cả hoặc con một trong gia đình, chịu áp lực về giáo dục, hình phạt… Dẫn đến trẻ mắc phải tật này mà không thể hiểu nguyên do và cảm thấy khổ sở vì không thể bỏ được”. Để giúp trẻ bó tật này, thay vì xem đó là việc không đáng để chú ý các bậc cha mẹ có thể khắc phục thói quen này bằng những cách như sau:

– Thử đánh lạc hướng trẻ bằng cách trò tiêu khiển nào đó. Không nên đe dọa trẻ vì như vậy sẽ càng làm trẻ cảm thấy bất an hơn, dẫn đến triệu chứng càng nặng nề thêm.

– Khuyên trẻ nên chơi thể thao và những hoạt động thủ công.

Kết quả hình ảnh cho dat tre ra ngoai troi:

– Dùng loại nước sơn móng tay trong suốt và đắng để chữa chứng tật này.

– Khen thưởng và đề cao mỗi khi trẻ cố gắng không đụng đến móng tay của nó.

– Hãy làm gương cho trẻ vì trẻ thường có khuynh hướng để ý và bắt chước người lớn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Tạp chí sức khỏe và gia đình All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top