Trending
Loading...
Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Nguy hại từ những cốc nước mía quen thuộc

Nước mía là thức uống giải khát quen thuộc và phổ biến ở khắp nơi. Tuy nhiên đằng sau đó lại là những nỗi lo mang tên an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mía cạo vỏ sẵn, nước đá làm từ nguồn nước chưa qua xử lý, quất trồng làm cảnh và cả máy ép mía không đảm bảo vệ sinh, chất lượng kém… những nguyên liệu làm nên một cốc nước mía trên là những nguyên nhân tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe khiến người tiêu dùng thêm lo lắng.
Việc sử dụng nước mía nhiễm bẩn thường xuyên không chỉ để lại ảnh hưởng xấu trước mắt mà còn dẫn đến những hậu quả lâu dài:
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Một hệ lụy tất yếu của việc sử dụng đồ uống kém vệ sinh thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, cho dù bạn có bị đau bụng, tiêu chảy ngay sau khi ăn thực phẩm bẩn đó hay không. Những chất bẩn và các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.
Nguy hiểm hơn, một số trường hợp còn uống phải nước mía có lẫn ruồi nhặng, dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy cấp, đi ngoài ra máu, mất nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Với những trường hợp này, nếu không được cấp cứu kịp thời, rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Tăng cân mất kiểm soát
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đường trong cây mía chiếm tới 70%, còn lại là các chất béo, đạm và bột. Như vậy, mía cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên không phải ai uống cũng tốt, đối với một số người, nếu thường xuyên dùng nước mía sẽ khiến có thể thừa năng lượng dẫn tới việc tăng cân nhanh, rất dễ mắc tiểu đường. Nhất là đối với thai phụ, nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
Tiềm ẩn nguy cơ ung thư

Nhiều quán nước mía thường cho thêm quất vào cùng khi ép mía với mục đích tăng độ thơm ngon. Điều đáng lo ngại là, những quả quất này được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh, nên người trồng thường xuyên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật với tần suất rất cao.
Không những thế, nhiều quán nước mía hay róc sẵn nên dễ dính bụi bẩn khiến nước mía dễ có màu đục, chất lượng kém. Ngoài ra, trong máy ép sẽ có những kim loại nặng tích tụ có thể sẽ gây độc tính và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn khả năng gây ung thư rất cao.
Cản trở tác dụng của thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Tạp chí sức khỏe và gia đình All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top