Trending
Loading...
Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Cách sơ cứu đúng cách khi bị bỏng nước, bỏng lửa

Khi thấy nạn nhân bị bỏng nặng, sau khi sơ cứu cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

Bị bỏng luôn là tai nạn thường gặp, nhất là ở trẻ nhỏ. Trong đó có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất,… Bên cạnh đó, bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất.
Theo đó, khi bị bỏng, việc sơ cứu ban đầu đúng cách rất quan trọng. Bởi điều này sẽ giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ hoặc người thân không may bị bỏng lửa, nước sôi, bạn cần phải tuân thủ cách sơ cứu dưới đây:
 :
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nguồn gây bỏng.
- Tức tốc klàm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp. Bạn có thể mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Làm cách này có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da.
- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.
- Sau đó, che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch nếu không có gạc.
- Cho nạn nhân uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.
 :
- Khi thấy nạn nhân bị bỏng nặng, sau khi sơ cứu cần chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.
Mách bạn:
- Tuyệt đối không được dùng kem đánh răng hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng. Vì điều này sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị.
- Khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh. Vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ khiến thân nhiệt hạ, gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn.
 :
- Không nên tự ý dùng các thuốc điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Không dùng các loại mỡ trăn, dầu cá, lòng trắng trứng bôi ngay vào vết bỏng vì những chất này rất dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng càng nặng hơn, thậm chí có thể gây sốc bỏng.
- Không nên chọc vỡ các bọng nước bỏng, như vậy sẽ làm vết thương nhiễm trùng nặng hơn. Cẩn thận không làm loét các vết bỏng hay bóc bỏ vòm nốt phồng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Tạp chí sức khỏe và gia đình All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top