Trending
Loading...
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa tại nhà



Trong nhi khoa chuyện trẻ bị sặc cháo, sặc sữa đã không còn xa lạ nữa, nếu như bạn không khẩn trương sơ cứu cho trẻ ngay lúc đó thì có thể trẻ rất dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Sau đây sẽ là những cách sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa tại nhà mà các mẹ cần phải biết.


Những dấu hiệu khi trẻ bị sặc sữa



Kết quả hình ảnh cho tre sac sua:


– Trẻ đang bú mẹ (hoặc sau khi bú xong) ho nhiều, ho sặc sụa và bắt đầu có biểu hiện tím tái mặt, khóc thét lên mà bạn có dỗ như thế nào cũng không nín.

– Khi trẻ đang bú mẹ có thể thấy sữa bị trào ra ngoài qua đường mũi, miệng của trẻ và trẻ cảm thấy bị hốt hoảng, da chuyển sang xanh tái đi có thể mềm hoặc cứng. Lúc này bạn có thể nghĩ ngay đến việc trẻ đang bị sặc sữa rồi đó.

– Trong trường hợp nguy hại nhất là bị nặng nhất bạn sẽ thấy tim ngừng đập, hơi thở yếu dần và có thể dẫn đến việc bị tử vong nếu như bạn không biết cách để xử lý kịp thời cho trẻ.

Cách sơ cứu khi bé bị sặc sữa


Khi trẻ bị sặc sữa bạn cần xử trí nhanh chóng nhưng cũng cần sự bình tĩnh ở đây, nhanh nhưng không vội. Nếu bạn quá vội vàng đôi khi lại “Bệnh nhẹ thành nặng”.

– Nhanh trí vỗ lưng, ấn ngực trẻ: Đặt trẻ nằm ở tư thế sấp trên lòng bàn tay thuận của bạn, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh (đừng mạnh quá sẽ làm trẻ bị đau) và nhanh đúng 5 cái vào lưng trẻ, vị trí bạn vỗ đó là giữa hai xương bả vai của trẻ.

Mục đích: Tăng thêm áp lực trong lồng ngực của trẻ, đẩy phần sữa bị mắc nhanh chóng ra khỏi đường hô hấp. Sử dụng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đột ngột ấn mạnh đúng 5 cái ở nửa dưới của phần xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng chừng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 – 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục trở lại mới thôi.

– Thông đường thở cho bé: Dùng miệng của bạn nhanh chóng hút mạnh vào mũi, miệng của bé, hút cho thật kỹ những sữa còn đọng lại ở phía họng và mũi càng nhanh càng tốt nhé!. Hút miệng trước, và hút mũi sau. Không được chậm chạp vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.

– Đối với trẻ có biểu hiện bị nặng đó là ngưng thở: bạn có thể dùng kết hợp các biện pháp phía trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời. Biện pháp này chỉ để sơ cứu nhẹ để trẻ không bị ngưng thở trong thời gian dài, còn lại hãy nhanh chóng đến bác sỹ để cứu chữa kịp thời.

Cách phòng tránh hiệu quả nhất


– Khi trẻ ngủ không nên cho trẻ bú kết hợp mà hãy để trẻ tỉnh táo mới có thể cho trẻ bú, đây là một trong những lỗi thường mắc phải ở các mẹ khi ru con ngủ.

– Trẻ đang bú cũng không nên trêu đùa với trẻ, vì khi đó có thể trẻ sẽ cười và rất dễ bị sặc sữa.

– Bế trẻ ở tư thế cao đầu trong khi trẻ bú, trẻ cần được bú ở tư thế thoải mái nhất, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Bé cần được bú chậm và từ từ, dù bạn có vội vàng cũng không nên cho trẻ bú nhanh quá. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.

Kết quả hình ảnh cho Bế trẻ ở tư thế cao:

– Không để sữa chảy xuống cổ họng trẻ khi trẻ đang khóc

– Ngăn sữa nếu chảy nhiều trẻ không kịp nuốt, lúc này người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống để trẻ bú dễ hơn.

– Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình cần chú ý đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi trẻ.

Đặc biệt cần chú ý, sau khi trẻ đã bú no thì bạn không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà người mẹ nên bế trẻ lên một lúc để sữa xuôi xuống, dùng tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) để trẻ có thể “ợ hơi” sẽ tránh tình trạng trẻ nôn, trớ sữa có thể gây hít sặc vào phổi.

Đó là những bí quyết hay giúp mẹ nhanh chóng xử lý tình huống khi trẻ bị sặc sữa hoặc cách phòng tránh giúp trẻ không bị sặc sữa. Chúc các bậc phụ huynh chăm bé thật tốt.

Nguồn: Trigaicotsong.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 Tạp chí sức khỏe và gia đình All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top