Trending
Loading...
  • Tin tức

Tab 1 Top Area

Tech News

Game Reviews

Recent Post

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016
Các bài thuốc trị quai bị

Các bài thuốc trị quai bị

Hằng năm vào thời điểm giao mùa (thu – đông hoặc đông-xuân) thường xuất hiện bệnh quai bị, Đông y gọi quai bị là “xạ tai”, ‘hà mô ôn” hoặc “tháp tai thũng”.

Bệnh do viêm nhiễm tuyến nước bọt cấp tính, chủ yếu do virut gây nên, mang tính dịch tễ, lây truyền nhanh và thường gặp ở trẻ dưới 12 tuổi, nhiều nhất là 5-8 tuổi.

Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân chỉ hơi sốt, có cảm giác đau nhức vùng dưới mang tai, có thể sau 4-5 ngày tự khỏi. Khi bị nặng, bệnh nhân sốt cao, gai gai rét, đau đầu, mang tai sưng to, có thể bị một hoặc cả hai bên, cảm giác đau nhức, nhai hoặc nuốt khó khăn, người bệnh bứt rứt khó chịu, cảm thấy mệt mỏi.

Kết quả hình ảnh cho quai bi:

Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, để phòng bệnh cần cách ly, hạn chế tiếp xúc, đặc biệt khi bị bệnh nên để trẻ nghỉ ngơi, không nên cho trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm hoặc ra mưa, gió để đề phòng các biến chứng viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng có thể gây vô sinh.

Viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp trong bệnh quai bị.

Xin giới thiệu các bài thuốc thường dùng để chữa trị bệnh này.
Bài 1: Hạ khô thảo 12g; tam lăng, nga truật, hồng hoa, đào nhân, long đởm thảo, sài hồ mỗi thứ 6g; đương quy, cát cánh, lệ chi hạch, xuyên luyện tử, huyền hồ mỗi thứ 10g; cam thảo 4g. Sắc uống.

Bài 2: Sài hồ 8g, ngưu bàng tử 8g; hoàng cầm 8g; bạch cương tàm 8g; thăng ma, cát cánh, thuyền thoái mỗi thứ 6g; cát căn 16g; thiên hoa phấn 10g; thạch cao sống 20g; cam thảo 3g. Sắc uống.

Bài 3: Dùng phương Sài hồ cầm bối thang gồm: sài hồ, bán hạ, mẫu đơn bì, hoàng cầm, chi tử mỗi thứ 10g; bối mẫu 6g; liên kiều, huyền sâm, mẫu lệ mỗi thứ 15g. Sắc uống.

Bài 4: Kinh giới 10g, cỏ sữa 10g, rau má 10g, sài đất 10g, kim ngân hoa 12g, sâm đại hành 12g, tang bạch bì 10g, huyền sâm 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo dây 6g, sinh địa 10g. Sắc uống.

 :

Bài 5: Đậu đỏ 15g, rễ chàm mèo 15g, thanh bì 6g, kim ngân hoa 6g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống 3-4 thang liên tục.

Bài 6: Dùng bài Sài hồ cát căn thang: sài hồ 12g, cát căn 16g, thạch cao 24g, thiên hoa phấn 10g, hoàng cầm 12g, cam thảo 6g, ngưu bàng 10g, liên kiều 8g, cát cánh 12g, thăng ma 10g. Sắc uống.

Bài 7: Bản lam căn 10g, đại thanh diệp 10g, liên kiều 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Bài 8: cát căn 6g, xích thược 9g, qua lâu 9g, thiên hoa phấn 9g, liên kiều 9g, đại thanh diệp 9g, kim ngân hoa 6g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3-6 ngày.

Bài 9: Phương Tứ thuận thanh lương ẩm: phòng phong 10g, sơn chi 12g, liên kiều 12g, cam thảo 6g, đương quy 12g, xích thược 10g, khương hoạt 10g, đại hoàng 8g, đăng tâm thảo 10g. Sắc uống.
Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016
Giảm đau họng bằng một số thực phẩm

Giảm đau họng bằng một số thực phẩm



Đau họng là một căn bệnh rất phổ biến, nhưng cũng không dễ đối phó. Ngoài việc uống thuốc, một số loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm đau và mau lành bệnh.

Nước

Để chữa đau họng, bạn phải thường xuyên giữ ẩm cổ họng và cách hiệu quả nhất để làm điều này là uống nhiều nước. Nước không chỉ giúp xoa dịu họng mà còn loại trừ những vi khuẩn nào còn “nấn ná” trong khu vực đó.

 :

Chuối
Loại trái cây mềm, chuối dễ ăn, dễ nuốt và không có tính a xít nên có thể làm dịu cơn đau cổ họng. Hơn nữa, do chứa nhiều vitamin B6, kali và vitamin C, chuối cũng có thể giúp bạn mau lành bệnh.

Hỗn hợp nước chanh và mật ong
Đây là phương thuốc chữa viêm và đau họng phổ biến và dễ làm. Hỗn hợp chanh và mật ong còn có tác dụng làm mát và thông cổ họng.

Trà gừng hoặc trà mật ong
Những thức uống này có công dụng giảm bớt cảm giác ngứa và rát cổ họng. Khi uống, bạn nên hít hơi tỏa ra từ trà để cho thông cổ. Riêng mật ong có tác dụng bảo vệ cổ họng không bị ngứa, vốn là thủ phạm chính gây ra những cơn ho kéo dài.

 :

Cà rốt luộc hoặc hấp
Các dưỡng chất như vitamin A, C, K, chất xơ và cả kali trong cà rốt được giữ nguyên khi chúng ta luộc hoặc hấp. Vì vậy món ăn này vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ điều trị viêm họng.

Xúp gà
Món ăn này lâu nay được xem như một phương thuốc giúp chữa viêm họng nên có thể sánh ngang với các loại thuốc kháng sinh. Một chén xúp gà được coi là đủ dinh dưỡng và có khả năng chữa bệnh khi nó chứa các thành phần như cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi.
Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016
Tìm hiểu về bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về bệnh gai cột sống có nguy hiểm không?



Sau đây tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết một số điều bạn cần biết về bệnh gai cột sống cổ. Hiện nay đang là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, nó gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, hoạt động hằng ngày.

Bệnh gai cột sống có nguy hiểm như thế nào đến người bệnh:

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống cổ có thể do: thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, do lớn tuổi, do chấn thương, do tính chất nghề nghiệp,... có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên bệnh nên bạn cần cẩn thận.

Vậy thì bệnh gai cột sống này có nguy hiểm không? Bệnh chỉ nguy hiểm khi đã phát hiện mà vẫn không chịu chữa bệnh, cứ để bệnh tiếp diễn sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc. Có thể kể đến là tàn phế, mất cảm giác, teo cơ,...

Bên cạnh uống thuốc chữa bệnh phù hợp thì bạn cũng nên có những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả như:

- Có chế độ ăn uống hợp lý: cung cấp các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, bổ sung canxi cho xương

- Tập các bài tập vật lý trị liệu hiệu quả: nếu không có thời gian đến các cơ sở y tế tập vật lý trị liệu, bạn có thể tập các bài tập yoga đơn giẩn, các bài tập thể dục tốt cho cột sống của bạn.

Tập luyện mỗi ngày để phòng ngừa bệnh gai cột sống:

- Ngoài ra nên kết hợp với thuốc đông y chữa bệnh gai cột sống hiệu quả do các loại thuốc tây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và gây ra các tác dụng phụ không tốt cho cơ thể.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016
Những thực phẩm giải rượu tốt

Những thực phẩm giải rượu tốt



Trong các buổi tiệc liên hoan gặp mặt, họp lớp đặc biệt là tiếp khách…bạn không thể từ chối ly rượu mời của bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng. Uống nhiều có thể bạn bị say. Một số mẹo nhỏ đơn giản dưới đây giúp bạn giải rượu hiệu quả.

Củ gừng:Thái một củ gừng tươi khoảng 60 gam thành từng lát mỏng, sắc nước uống. Vị gừng nóng có tác dụng chống say rượu, vì gừng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó đào thải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để hấp thụ và giúp giải say rượu nhanh hơn.

 :

Quả đu đủ: Nhai lá đu đủ non để nuốt lấy nước và bỏ phần bã, hiệu quả rất nhanh khi say rượu.

Quả lựu: Nước từ lựu giã nhuyễn hoặc ăn sống, đều có tác dụng giảm say tương tự.

Củ cải:Lấy củ cải còn sống giã nhuyễn, vắt lấy nước để uống chung với chút đường đỏ sẽ bớt say, nếu uống trong nhiều lần.

Rau cần: Giã nhuyễn rau cần tươi để lọc lấy nước uống.

Ăn trái cây: Lê, cam, quít, bưởi, dưa hấu, dâu… đều có công hiệu làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp giải rượu.

Trái cây khô: Nấu trái cây khô với nước và đường để uống sẽ giúp “cất” được cơn say.

Trứng: Ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi hoặc ăn một trứng vịt muối chung với giấm, giúp giảm bớt lượng rượu đã uống. Cách này còn giúp đề phòng hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày có nguy cơ xảy ra, rất hiệu nghiệm.

Trà xanh: Uống từng hớp trà nhỏ trong nhiều lần làm tỉnh cơn say. Đó là nhờ thành phần Tanin của trà đã khử chất độc của cồn cấp tính.

Cà phê đặc: Người say rượu, bia thường ngủ mê mệt. Lấy nước sôi pha một cốc cà phê đặc cho uống, một lúc sau sẽ tỉnh rượu.

 :

Cháo loãng:Một chén cháo nấu loãng hoặc chỉ uống lấy phần nước cơm từ cháo cũng là cách hay để giảm cơn say vì chất cồn trong rượu gặp nước cháo loãng sẽ bị ngưng tụ lại, giúp cơ thể không hấp thụ chất cồn nữa.

Đỗ đen: Nên uống nước sắc đỗ đen để giải rượu ngay. Uống liên tục từng chén nước đỗ sẽ giải ngộ độc rượu rất nhanh.

Rau muống: Uống nước ép rau muống cũng chữa được ngộ độc rượu. Rửa sạch 500g rau muống tươi (loại rau sạch) giã nát, vắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ giải được ngộ độc và khỏi say rượu.

Ngó sen: Có thể giã nhuyễn ngó sen tươi, lọc lấy nước để uống. Hoặc cắt nhỏ ngó sen tươi, trộn chung với đường và giấm để ăn cũng rất tốt.

Khoai lang: Trộn đường chung với khoai lang tươi giã nhuyễn để ăn khi bị say.

Nước: Đây không phải là lời khuyên mang tính đột phá, nhưng nó phải là ưu tiên hàng đầu. Rượu khiến bạn đi tiểu nhiều. Điều đó có thể dẫn đến mất nước, từ đó gây chóng mặt và choáng váng.

Tuy nhiên, để hạn chế và tránh say rượu bạn nên lưu ý: Các loại rượu có chất hơi như bia, champagne, rượu mạnh pha chung với soda hoặc các loại nước ngọt có hơi khác, vì chúng thường làm cho bạn dễ say hơn so với những loại rượu không có hơi. Những bọt hơi trong rượu có tác dụng thúc đẩy sự thẩm thấu của rượu vào máu làm bạn dễ “xỉn” hơn. Không uống đồng thời rượu và bia cùng lúc cũng như không hút thuốc lá khi uống rượu.
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016
Nhiều trẻ em mắc phải bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều trẻ em mắc phải bệnh nhiễm khuẩn



Dịch bệnh mùa hè trở nên đáng lo ngại hơn bao giờ hết khi hầu hết các bệnh viện trong cả nước đều quá tải với số bệnh nhân nhi tăng. Trong đó, bệnh nhiễm khuẩn chiếm đa số.

Trẻ bệnh là do… cha mẹ

Theo WHO, tỉ lệ trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Riêng tại Việt Nam, số bệnh nhân nhập viện do bệnh nhiễm khuẩn tăng cao đột biến trong mùa hè nắng nóng và chiếm đa số chính là trẻ em.

Kết quả hình ảnh cho tre nhiem khuan:

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm (BV Nhi Đồng I TP.HCM) thì trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cao vào mùa hè là do các em không được vệ sinh đúng phương pháp trong khi thời tiết quá nóng, thêm vào đó là thức ăn bảo quản không kỹ lưỡng và lịch sinh hoạt, vui chơi dày đặc, trẻ cũng mệt mỏi, từ đó giảm sức đề kháng. Bác sĩ Khanh cũng lưu ý thêm: “Bệnh mùa hè không đùa được. Trẻ bệnh nhẹ thì dăm ngày, một tuần sẽ khỏi, không may bệnh nặng thì rất dễ để lại biến chứng mãn tính rất nguy hiểm. Việc trẻ có tránh được bệnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào các bậc cha mẹ. Hơn ai hết, họ phải có ý thức bảo vệ con mình”.

Phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ bằng sữa tắm diệt khuẩn để phòng ngừa bệnh.

“Ổ bệnh” ngay trên cơ thể

Kết quả hình ảnh cho phong benh cho con ngay nong:

Nhiều người thắc mắc, mình chăm con cũng khá kỹ, luôn cảnh giác khi cho trẻ ra ngoài chơi, trang bị dụng cụ “bảo hộ” đầy đủ mà trẻ vẫn mắc bệnh. Thật ra, ổ bệnh mà bạn nghĩ xa vời lại nằm ngay trên chính cơ thể bạn và trẻ. Trung bình, bàn tay của một người có thể chứa hàng triệu mầm bệnh. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp, tiêu hóa như: tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm, tay chân miệng, dịch tiêu chảy cấp do virus Rota…

Do đó, không phải ngẫu nhiên mà tổ chức WHO lại khuyến cáo nên tập cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa sạch sẽ bằng sữa tắm diệt khuẩn bởi đây là cách phòng ngừa bệnh đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Việc rửa tay ngay khi trông chúng có vẻ “sạch sẽ” nhất bằng nước rửa tay diệt khuẩn cũng cần được thực hiện khoa học: trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi; trước khi nấu ăn, trước khi chăm sóc trẻ… Việc tắm bằng sữa tắm diệt khuẩn cũng cần được thực hiện nghiêm túc.
Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016
Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa tại nhà

Cách sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa tại nhà



Trong nhi khoa chuyện trẻ bị sặc cháo, sặc sữa đã không còn xa lạ nữa, nếu như bạn không khẩn trương sơ cứu cho trẻ ngay lúc đó thì có thể trẻ rất dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Sau đây sẽ là những cách sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa tại nhà mà các mẹ cần phải biết.


Những dấu hiệu khi trẻ bị sặc sữa



Kết quả hình ảnh cho tre sac sua:


– Trẻ đang bú mẹ (hoặc sau khi bú xong) ho nhiều, ho sặc sụa và bắt đầu có biểu hiện tím tái mặt, khóc thét lên mà bạn có dỗ như thế nào cũng không nín.

– Khi trẻ đang bú mẹ có thể thấy sữa bị trào ra ngoài qua đường mũi, miệng của trẻ và trẻ cảm thấy bị hốt hoảng, da chuyển sang xanh tái đi có thể mềm hoặc cứng. Lúc này bạn có thể nghĩ ngay đến việc trẻ đang bị sặc sữa rồi đó.

– Trong trường hợp nguy hại nhất là bị nặng nhất bạn sẽ thấy tim ngừng đập, hơi thở yếu dần và có thể dẫn đến việc bị tử vong nếu như bạn không biết cách để xử lý kịp thời cho trẻ.

Cách sơ cứu khi bé bị sặc sữa


Khi trẻ bị sặc sữa bạn cần xử trí nhanh chóng nhưng cũng cần sự bình tĩnh ở đây, nhanh nhưng không vội. Nếu bạn quá vội vàng đôi khi lại “Bệnh nhẹ thành nặng”.

– Nhanh trí vỗ lưng, ấn ngực trẻ: Đặt trẻ nằm ở tư thế sấp trên lòng bàn tay thuận của bạn, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh (đừng mạnh quá sẽ làm trẻ bị đau) và nhanh đúng 5 cái vào lưng trẻ, vị trí bạn vỗ đó là giữa hai xương bả vai của trẻ.

Mục đích: Tăng thêm áp lực trong lồng ngực của trẻ, đẩy phần sữa bị mắc nhanh chóng ra khỏi đường hô hấp. Sử dụng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đột ngột ấn mạnh đúng 5 cái ở nửa dưới của phần xương ức, dưới đường nối 2 vú khoảng chừng 1-2 cm. Lặp lại đến 5 – 6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục trở lại mới thôi.

– Thông đường thở cho bé: Dùng miệng của bạn nhanh chóng hút mạnh vào mũi, miệng của bé, hút cho thật kỹ những sữa còn đọng lại ở phía họng và mũi càng nhanh càng tốt nhé!. Hút miệng trước, và hút mũi sau. Không được chậm chạp vì sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp.

– Đối với trẻ có biểu hiện bị nặng đó là ngưng thở: bạn có thể dùng kết hợp các biện pháp phía trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên. Sau đó phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ cấp cứu kịp thời. Biện pháp này chỉ để sơ cứu nhẹ để trẻ không bị ngưng thở trong thời gian dài, còn lại hãy nhanh chóng đến bác sỹ để cứu chữa kịp thời.

Cách phòng tránh hiệu quả nhất


– Khi trẻ ngủ không nên cho trẻ bú kết hợp mà hãy để trẻ tỉnh táo mới có thể cho trẻ bú, đây là một trong những lỗi thường mắc phải ở các mẹ khi ru con ngủ.

– Trẻ đang bú cũng không nên trêu đùa với trẻ, vì khi đó có thể trẻ sẽ cười và rất dễ bị sặc sữa.

– Bế trẻ ở tư thế cao đầu trong khi trẻ bú, trẻ cần được bú ở tư thế thoải mái nhất, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Bé cần được bú chậm và từ từ, dù bạn có vội vàng cũng không nên cho trẻ bú nhanh quá. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.

Kết quả hình ảnh cho Bế trẻ ở tư thế cao:

– Không để sữa chảy xuống cổ họng trẻ khi trẻ đang khóc

– Ngăn sữa nếu chảy nhiều trẻ không kịp nuốt, lúc này người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống để trẻ bú dễ hơn.

– Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình cần chú ý đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi trẻ.

Đặc biệt cần chú ý, sau khi trẻ đã bú no thì bạn không nên đặt trẻ nằm ngay xuống giường hoặc nôi mà người mẹ nên bế trẻ lên một lúc để sữa xuôi xuống, dùng tay vỗ nhẹ vào sau lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) để trẻ có thể “ợ hơi” sẽ tránh tình trạng trẻ nôn, trớ sữa có thể gây hít sặc vào phổi.

Đó là những bí quyết hay giúp mẹ nhanh chóng xử lý tình huống khi trẻ bị sặc sữa hoặc cách phòng tránh giúp trẻ không bị sặc sữa. Chúc các bậc phụ huynh chăm bé thật tốt.

Nguồn: Trigaicotsong.com
Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016
Dùng điện thoại có thể gây ung thư ?

Dùng điện thoại có thể gây ung thư ?

Điện thoại di động hiên nay rất phổ biến nhưng đi kèm nó là những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe con người.Những giải đáp sau đây hy vọng giúp mọi người có những điều chỉnh hợp lý cho sức khỏe hàng ngày
 :
Sự mất cân bằng trao đổi chất do sóng điện từ phát ra từ thiết bị không dây có thể gây nên nhiều tác hại đối với sức khỏe, ví dụ như các bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.
Bên cạnh điều kiện môi trường khắc nghiệt, việc tiếp xúc với các thiết bị không dây có thể phát ra sóng điện từ cũng gây kích thích sản sinh ra nhiều gốc tự do có ô-xy (ROS), gây mất cân bằng với cơ chế kháng ô-xy hóa của cơ thể.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Electromagnetic Biology & Medicine đã khai thác các số liệu thực nghiệm về ảnh hưởng trao đổi chất của sóng tần bức xạ thấp (RFR) tới các tế bào sống.
 :
Tiến sĩ Igor Yakymenko từ Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm Quốc gia Ukraina, đồng tác giả nghiên cứu, nói rằng sự mất cân bằng ô-xy hóa do tiếp xúc thường xuyên với RFR không chỉ gây ung thư mà còn gây các rối loạn nhỏ khác như đau đầu, mệt mỏi, kích ứng da…
Ông khẳng định: “Những số liệu này là dấu hiệu rõ ràng về những nguy cơ thực sự của loại sóng bức xạ này đối với sức khỏe con người”.
Yakymenko và đồng nghiệp kêu gọi mọi người thận trọng khi sử dụng các thiết bị công nghệ không dây như điện thoại và mạng internet.
Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016
5 hiểu lầm khi ăn trứng gà

5 hiểu lầm khi ăn trứng gà



Trứng gà là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.


1. Càng sẫm vỏ, giá trị dinh dưỡng càng cao


Rất nhiều người chỉ chọn mua trứng màu đỏ, cho là nó có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng đây là một nhận thức sai lầm. Màu sắc vỏ trứng chủ yếu do chất porphyrin ở vỏ quyết định, mà chất này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng. Phân tích cho thấy, giá trị dinh dưỡng của trứng cao hay thấp là do chế độ ăn uống của gà quyết định.

 :

Đánh giá chất lượng protein, chủ yếu là hàm lượng protein trong lòng trắng. Nhìn theo cảm giác, lòng trắng càng đặc thì hàm lượng protein càng cao, chất lượng protein càng tốt.


Màu sắc của lòng đỏ có đậm có nhạt, từ màu vàng nhạt đến màu vàng cam đều có. Màu sắc của lòng đỏ có liên quan đến sắc tố của nó. Sắc tố chủ yếu của lòng đỏ có lutein, zeaxanthin, lutein, carotin và riboflavin. Lòng đỏ có màu đậm hay nhạt thường chỉ cho biết hàm lượng sắc tố nhiều hay ít. Có những sắc tố như lutein, carotin có thể chuyển thành vitamin A trong cơ thể. Do đó, trong trường hợp bình thường, trứng gà có lòng đỏ đậm hơn sẽ có dinh dưỡng tốt hơn một chút.


2.Chế biến trứng gà kiểu nào dinh dưỡng cũng như nhau


Cách ăn trứng gà có rất nhiều kiểu, có luộc, hấp, chiên… Tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa dinh dưỡng từ trứng gà như sau: trứng luộc, hấp là 100%, chiên non là 98%, trứng rang là 97%, trứng chần nước sôi là 92,5%, trứng chiên già là 81,1%, ăn sống là 30% – 50% . Như vậy, trứng luộc, hấp là cách ăn tốt nhất.


3. Trứng rang cho bột ngọt sẽ có vị ngon hơn


Trứng vốn có chứa rất nhiều acid glutamic và một lượng nhất định clorua, natri, sau khi tăng nhiệt độ, hai chất này sẽ sinh ra một chất mới là sodium glutamate – thành phần chính của bột ngọt, có hương vị tinh khiết. Khi rang trứng, nếu cho bột ngọt vào, hương vị do bột ngọt phân hủy sẽ làm hỏng hương vị tự nhiên của trứng. Vì vậy, khi rang trứng không nên cho bột ngọt.


4. Luộc trứng càng lâu càng tốt


Để tránh vỏ trứng bị nổ khi luộc, lấy trứng rửa sạch, đặt vào nồi ngâm 1 phút, dùng lửa nhỏ để đun sôi. Sau khi đun sôi, dùng lửa liu diu để luộc khoảng 8 phút là được. Tránh luộc kéo dài, nếu không các ion kim loại trong lòng đỏ sẽ có phản ứng hóa học với các ion lưu huỳnh, hình thành kết tủa sunfua kim loại màu nâu, cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể.

 :

Luộc trứng càng lâu, các ion kim loại trong lòng đỏ và các ion lưu huỳnh trong lòng trắng sẽ hình thành chất sunfua kim loại rất khó hấp thu. Rán trứng quá già, rìa mép sẽ bị cháy, protein cao phân tử ở lòng trắng sẽ biến thành axit amin thấp phân tử, loại axit amin này trong điều kiện nhiệt độ cao có thể hình thành chất hóa học có hại cho sức khỏe con người.


5. Ăn trứng cùng sữa đậu nành sẽ có dinh dưỡng cao

Buổi sáng uống sữa đậu nành ăn cùng 1 quả trứng, hoặc cho trứng vào sữa rồi đun lên, đây là thói quen ăn uống của rất nhiều người. Sữa đậu nành có tính vị ngọt, bình, có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng như protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất, uống riêng có tác dụng bồi bổ rất tốt. Nhưng, trong đó có một chất đặc biệt gọi là trypsin, kết hợp với ovalbumin của lòng trắng trứng, sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai.
Copyright © 2012 Tạp chí sức khỏe và gia đình All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top