Trending
Loading...
  • Tin tức

Tab 1 Top Area

Tech News

Game Reviews

Recent Post

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017
Cẩn trọng: 7 triệu chứng của bệnh căng thẳng thần kinh

Cẩn trọng: 7 triệu chứng của bệnh căng thẳng thần kinh

Cuộc sống mặc dù có rất nhiều công việc hàng ngày, tuy nhiên bạn cần lưu ý làm sao để tránh làm việc quá sức để ko ảnh hưởng đến thần kinh

Có rất nhiều dấu hiệu về thể chất, tâm lý và tình cảm liên quan đến trạng thái căng thẳng thần kinh nhưng ít khi chúng được để ý đến.

Nếu gặp 7 dấu hiệu miêu tả dưới đây thì có thể bạn đang gặp phải trạng thái này:

1. Bạn không còn cảm thấy tập trung vào bất cứ việc gì

Trong thời gian ngắn, căng thẳng có thể thúc đẩy bộ não của bạn tiết ra hormone thúc đẩy trí nhớ và khả năng tập trung. Tuy nhiên căng thẳng kéo dài sẽ gây ra tác dụng ngược lại và gây mất khả năng tập trung trong công việc hoặc tệ hơn là cả trong lúc lái xe. Theo trung tâm y tế của Đại học Maryland, trong trường hợp nặng, hormone stress (cortisol) ở nồng độ cao có thể gây suy giảm trí nhớ.


Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung trong công việc.

2. Lúc nào cũng cảm thấy đói

Trong một số trường hợp, cảm giác đói liên tục có thể liên quan đến căng thẳng thần kinh. Căng thẳng khiến não tiết ra hormone như adrenaline có tác dụng kích thích cơ bắp và có thể gây ra kích động mạnh. Khi tác dụng của adrenaline tiêu tan, cortisol sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể để bổ sung năng lượng dự trữ bằng thức ăn. Điều này trở thành vấn đề khi nguồn năng lượng không phát sinh từ hoạt động thể chất cường độ cao (như chạy marathon). Cơ chế sinh học của cơ thể đã lập trình để gửi tín hiệu về nhu cầu ăn uống ngay cả khi cơ thể thực sự không cần.


Bạn có thể lấy lại được sự thoải mái sau khi bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng chất béo và đường. Các chất này kích thích dẫn truyền thần kinh gây khoái cảm trong não và cho bạn cảm thấy mãn nguyện tạm thời. Đó là lý do bạn sẽ không thể cưỡng lại được cốc kem to đùng trong những ngày bị căng thẳng. Và không phải chỉ có mình bạn như vậy. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Mỹ đã phát hiện ra rằng trong 1 nhóm gồm 3000 người lớn thì 40% trong số đó kiểm soát căng thẳng bằng cách ăn.

3. Khó chịu trong dạ dày

Đó là khi dạ dày của bạn đang phản ứng dữ dội. Đau bụng và bị chuột rút là những dấu hiệu phổ biến của căng thẳng và lo lắng. Nếu bạn phát hiện ra một loạt các dấu hiệu như đau bụng, táo bón, đầy hơi và tiêu chảy thì rất có thể bạn đang bị hội chứng kích thích ruột. Theo nhiều nghiên cứu, đây là hội chứng do căng thẳng gây ra.

Nhiều nhà nghiên cứu đã thử thiết lập mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và tác động của căng thẳng lên hệ thống miễn dịch. Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm của Mỹ, 50-90% những người bị hội chứng ruột kích thích cũng gặp một số vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu tổng quát hoặc trầm cảm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị mắc hội chứng ruột kích thích, hãy liên hệ với bác sĩ để có phương pháp điều trị cả về thể chất và tâm lý.

4.Bạn không còn chú ý đến diện mạo của mình


Bạn làm đổ cà phê lên chiếc áo mặc đi làm của mình nhưng bạn chẳng thèm giặt nó. Sự thờ ơ này đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề căng thẳng nghiêm trọng.

Căng thẳng khiến cơ thể bạn trì trệ, bạn cảm thấy như bị rút hết năng lượng. Một cảm giác thờ ơ đi kèm với mệt mỏi. Tình trạng căng thẳng càng kéo dài, bạn càng mất hứng thú làm những hoạt động như thói quen hằng ngày ví dụ như ăn mặc chỉnh tề khi đi làm.

5.Tư thế lưng cong

Trong một nghiên cứu của Đại học Sans Francisco vào năm 2012, 110 sinh viên đã thử đi lại trong hành lang với tư thế lưng cong và sau đó nhảy nhót dọc theo hành lang. Các sinh viên này đã khẳng định rằng tư thế lưng cong khiến họ mất nhiều năng lượng trong khi nhảy nhót, đồng thời tăng hưng phấn hơn.

Như vậy, tư thế xấu cũng có thể là dấu hiệu của tâm trạng chán nản. Hãy chú ý đến tư thế ngồi của bạn tại nơi làm việc. Bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu bạn ngồi thẳng và điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng.

6.Nhạy cảm với mùi

Nếu bạn tưởng như mình ngửi thấy mùi cá hay mùi axit trong ngôi nhà thân quen của mình thì bạn nên suy nghĩ đến việc mình đang bị căng thẳng. Tại trường Đại học Wisconsin ( Madison), các nhà nghiên cứu cho các tình nguyện viên xem những hình ảnh đau buồn (tai nạn xe hơi hoặc chiến tranh).


Các tình nguyện viên này nhận thấy rằng từ việc không ngửi thấy mùi gì họ chuyển sang cảm giác buồn nôn. Họ càng xem nhiều thì càng có cảm giác này rõ hơn. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng mùi khó chịu có làm tăng cảm giác lo lắng và kéo dài chu kỳ căng thẳng tâm lý.


7.Bạn cảm thấy có điều khủng khiếp sắp xảy ra

Bạn luôn cảm thấy lo lắng dù không có lý do gì? Có nhiều nguy cơ bạn đang bị căng thẳng thần kinh. Căng thẳng có thể biến những lo lắng nhỏ nhặt hàng ngày thành những vấn đề không thể giải quyết được. Hoang tưởng quá mức biểu thị chứng rối loạn lo âu không được chuẩn đoán, đặc biệt nếu nỗi sợ cản trở công việc cũng như cuộc sống của bạn.

Đừng để căng thẳng thần kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hãy chủ động chiến đấu với căng thẳng bằng các hoạt động như tô màu, sáng tạo nghệ thuật, giải câu đố, chơi trò chơi ô chữ và các hoạt động thiết kế đặc biệt để thư giãn. Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, thể dục thường xuyên và tham gia các hoạt động cùng bạn bè và gia đình. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp.
Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017
Nguy cơ mắc phải các vấn đề về xương khớp ở  người trẻ

Nguy cơ mắc phải các vấn đề về xương khớp ở người trẻ



Lướt smartphone và nguy cơ bệnh “ngón cò súng”

Ngày nay không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ cúi đầu nhìn điện thoại, ngón tay thì lướt liên tục trên màn hình ở mọi lúc mọi nơi. Thói quen lướt màn hình có thể dẫn tới một bệnh lý – “ngón tay cò súng”. Đây là bệnh thường xảy ra ở các ngón tay, nhất là ngón cái do sử dụng nhiều hơn.Smartphone đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tại Mỹ, một người trung bình gửi hơn 40 email/ngày và dành khoảng 23 giờ/tuần nhắn tin. Thời gian chơi game trung bình (người từ 13 tuổi trở lên) là gần 6.5 giờ/tuần.

Triệu chứng ban đầu của bệnh “ngón tay cò súng” là đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào thấy đau, cử động thấy vướng. Ngón cái rất khó để gập hoặc duỗi ra. Với những trường hợp nhẹ, người bệnh phải kiêng dùng điện thoại một thời gian kết hợp với xoa bóp, tập thể dục. Với những trường hợp nặng, người bệnh có thể được cho sử dụng thuốc giảm đau và thậm chí là phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả.


Sử dụng máy tính quá nhiều và hội chứng ống cổ tay


Nếu không có biện pháp điều trị sớm, các triệu chứng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bàn tay sẽ trở nên vụng về, khó điều khiển, để lâu dần sẽ xuất hiện teo cơ ở gò bàn tay, ảnh hưởng đến vận động, dễ làm rơi đồ vật.Những người thường xuyên sử dụng máy tính như dân văn phòng sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng đến cẳng tay hay cánh tay. Nguyên nhân là do dây thần kinh giữa ở cổ tay bị chèn ép.


Trước hết nên để bàn tay được nghỉ ngơi, chườm đá lạnh giảm bớt sưng. Người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng viêm không steroid, các corticosteroid tiêm tại chỗ hoặc dùng thuốc uống. Nẹp hay bao cổ tay và các bài tập vật lý trị liệu làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Nếu các phương pháp nêu trên không hiệu quả, người bệnh sẽ phải phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng thần kinh giữa bị chèn ép.

Thừa cân, béo phì và nguy cơ thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người già nhưng gần đây số lượng người trẻ tuổi bị thoái hóa khớp đang gia tăng. Thừa cân, béo phì là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn tới thóa hóa khớp ở người trẻ tuổi.

Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng cứ tăng thêm 0.45 kg cân nặng thì khớp gối sẽ phải chịu thêm 1.5 kg trọng lực khi đi bộ. Chế độ ăn uống không hợp lý và thói quen ngồi nhiều, ít vận động dễ dẫn tới thừa cân, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Điều nguy hiểm hơn là đa số các trường hợp người trẻ bị thoái hóa khớp vào bệnh viện thì bệnh đã trở nặng do chủ quan, khi có dấu hiệu bất thường tự mua thuốc giảm đau uống.

Điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm vật lý trị liệu, thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật để thay khớp nhân tạo nếu khớp đã bị thoái hóa nghiêm trọng.

Bí quyết để cơ xương khớp khỏe mạnh cho người trẻ tuổi

– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp: ước tính người trẻ bị thừa cân nếu giảm được 5kg cân nặng thì sẽ giảm được khoảng 50% nguy cơ thoái hóa khớp về sau.Để bảo vệ sức khỏe của hệ cơ xương khớp trước những nguy cơ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm nêu trên, người trẻ nên duy trì lối sống lành mạnh:

– Vận động hợp lý: dành thời gian để tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh cơ bắp và độ chắc khỏe của xương. Lưu ý nên lựa chọn loại hình vận động phù hợp, không nên luyện tập quá sức, tránh ảnh hưởng tới cơ xương khớp.

– Thăm khám ngay khi phát hiện có các dấu hiệu bất thường về cơ xương khớp để được điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Copyright © 2012 Tạp chí sức khỏe và gia đình All Right Reserved
Designed by Odd Themes
Back To Top